Làng cá bè Châu Đốc - Trải nghiệm đánh bắt cá cùng dân miền Tây
Bắt đầu cho một buổi sáng tại thành phố được mệnh danh là “vương quốc mắm”, không gì có thể tuyệt vời bằng cảm giác khi đi thuyền ngắm cảnh trên sông Châu Đốc. Một dòng sông bình yên, thơ mộng in dấu bao huyền thoại của ngày đầu khai hoang, mở cõi Châu Đốc. Một dòng sông in bóng thăng trầm của làng nghề nuôi cá da trơn đã vang tiếng bao đời. Vậy, di chuyển đến làng bè nổi sông Châu Đốc này như thế nào?
Đôi nét về làng bè nổi trên sông Châu Đốc tại An Giang
Nằm về phía Tây trung tâm thành phố Châu Đốc khoảng 3km đường sông theo hướng đầu nguồn châu thổ sông Cửu Long huyện An Phú. Làng bè nổi trên sông Châu Đốc là làng bè nuôi cá nước ngọt được hình thành từ những năm 60 của thế kỷ trước.
Lúc đầu nơi đây chỉ có vài bè nổi nuôi cá theo kiểu tự nhiên, không cần cho ăn vì nguồn nước tốt. Tuy nhiên, từ những năm 70 trở đi, do nguồn lợi kinh tế đem lại cao, số lượng bè cá đã tăng lên đáng kể và dần trở thành điểm kinh tế trọng điểm của An Giang.
Điểm nhấn là trong khoảng 1990 đến năm 2005, các vùng Châu Phú, Phú Tân, Chợ Mới, Vĩnh Ngươn có trên 2.000 bè cá với sản lượng trung bình thu hoạch hàng năm trên 20.000 tấn/ năm. Đa phần cá nuôi tại các bè nổi của các vùng đều là các giống cá da trơn như cá tra, cá ba sa chủ yếu phục vụ xuất khẩu sang thị trường Tây Âu và Bắc Mỹ. Thời gian sau, để tăng năng xuất hiệu quả nên người nuôi cá tại đây đã áp dụng khoa học kỹ vào việc nuôi trồng nên đã nuôi thêm giống cá bống tượng, cá mè dinh…
Vài năm trở lại đây, do biến đổi khí hậu nên sông Mekong cạn dần. Cộng thêm đó là nguồn nước ngày càng ô nhiễm dẫn đến việc cá nuôi tại các nhà bè bị thất thu, một số hộ trắng tay, phá sản. Chính vì vậy mà số lượng bè cá ngày càng giảm và ít dần như bây giờ.
Dù không còn hưng thịnh như ngày trước, thế nhưng dấu ấn về một làng bè nuôi cả trên sông Châu Đốc vẫn còn. Đặc biệt là dấu ấn về một nghề mà người dân nơi đây gọi với tên độc đáo là nghề “Bà Cậu”. Một nghề mà họ tin rằng “Bà Cậu” là tổ nghề đánh bắt thủy hải sản và cũng là người phù hộ độ trì cho họ bình an trên sông nước. Cách gọi “Bà Cậu” là cách gọi tắt của “bảy bà ba cậu” (nhưng thực ra là 4 cậu) gồm bà chúa Tiên, bà chúa Ngọc, bà chúa Xứ, bà chúa Động, bà Cố Hỉ, bà Thủy, bà Hỏa, cậu Trầy, cậu Quý, cậu Lý, cậu Thông.
Di chuyển đến làng bè nổi trên sông Châu Đốc như thế nào?
Vì là điểm du lịch trên sông nên việc di chuyển hoàn toàn phải sử dụng bằng tàu hoặc thuyền. Do vậy mà muốn đến làng bè nổi trên sông Châu Đốc bắt buộc bạn phải đến ngã ba Châu Đốc (cách khách sạn Victoria khoảng 500 m) hoặc tại bến đò Châu Giang nằm bên kia thị xã Châu Đốc để thuê thuyền.
Giá thuê thuyền tại mỗi điểm sẽ có nhiều mức khác nhau, tùy theo chuyến đi của bạn đến những điểm nào và đi bao nhiêu người. Tuy nhiên một điều mà bạn có thể an tâm là giá tương đối rẻ và hợp lý.
Bên cạnh việc thuê thuyền tại bến thuyền, nếu bạn muốn nhanh và không lo bị chặt chém giá cả. Bạn có thể nhờ nhân viên lễ tân tại khách sạn thuê dùm hoặc mua tour du lịch tại các khách sạn lớn để chuyến đi được thoải mái mà không lo điều gì.
Có gì hay tại làng bè nổi trên sông Châu Đốc?
Nếu như nói thực tế thì một chuyến tham quan tại làng bè trên sông Châu Đốc sẽ không có nhiều thú vị. Tuy nhiên, với những gì gọi là dấu ấn của một thời hoàng kim khi nơi đây từng là nghề kinh tế trọng điểm của An Giang thì làng bè là nơi đáng đến để tìm hiểu một lần.
Đến đây, trong không gian của những ngôi nhà nổi đang đung đưa theo dòng thượng nguồn Châu thổ của Cửu Long và hai nhánh sông Tiền sông Hậu. Bạn sẽ được người dân giới thiệu về quy trình nuôi cá trên sông, kể những câu chuyện thăng trầm và lí do vì sao họ bám trụ với nghề đến bay giờ. Để rồi, bạn sẽ cùng họ trải nghiệm những công việc thực tế như lấy nguyên liệu làm thức ăn cho cá, kiểm tra sức khỏe cả, cân đo trọng lượng cá đạt tiêu chuẩn … Những việc làm tuy đơn giản nhưng hết sức thú vị.
Ngoài những trải nghiệm và tìm hiểu thức tế về nghề nuôi cá bằng bè nổi trên sông. Tại đây bạn còn được hòa mình vào cuộc sống văn hóa miền sông nước đã nổi tiếng bao đời nay. Một cuộc sống không chỉ ăn, chỉ ở trên sông mà còn là nơi sinh hoạt những hoạt động cộng đồng. Đây chính là điều làm nên tính đặc sắc có một không hai của người dân miền Tây Nam Bộ.
Với sự hiếu khách của cư dân làng nổi, du khách có thể vào trong nhà tham quan, khám phá các hoạt động liên quan đến việc nuôi cá, thậm chí trực cho cá ăn. Đây là trải nghiệm độc đáo khó có được ở các địa phương khác ở Việt Nam
Do nhu cầu sinh hoạt của dân cư, nhiều dịch vụ đã phát sinh ở làng nổi như cửa hàng kinh doanh, sửa chữa máy móc, bán
Các “gánh hàng rong” cũng hiện diện trên mặt nước, đem đủ loại hàng hóa như rau củ quả, đồ ăn, hàng tạp hóa đến với mọi gia đình.
Không những vậy, một chuyến tham quan làng bè nổi trên sông Châu Đốc bạn có thể đến tham quan làng Chăm Châu Giang và Châu Phong gần đó. Hai làng Chăm hồi giáo nổi tiếng tại An Giang khi sở hữu cho mình nhiều nét văn hóa giao hòa đặc biệt.
Tại đây, bạn sẽ được tìm hiểu cuộc sống trong phong tục, tập quán của người Chăm theo đạo hồi có nguồn gốc từ đảo Java, Indonesia. Cùng với đó là tham quan, tìm hiểu thánh đường hồi giáo … và nghề dệt thổ truyền thống đã lưu truyền bao đời nay. Và tất nhiên, bạn có thể mua cho mình những tấm khăn, tấm áo thổ cẩm để về làm quà cho người thân sau chuyến du lịch.
Một số lưu ý khi đến tham quan làng bè nổi trên sông Châu Đốc
- Sử dụng áo phao là điều cần thiết khi đi tàu di chuyển trên sông.
- Hạn chế mặc đồ khó di chuyển, nhất là giầy, guốc cao gót.
- Thời điểm lý tưởng nhất để bắt đầu cho một chuyến hành trình du lịch tại An Giang là mùa nước nổi từ tháng giữa tháng 8 đến tháng 11 dương lịch.
- Kết hợp tham quan làng Chăm Châu Giang và Châu Phong để chuyến hành trình thêm hấp dẫn.
- Cẩn thận khi di chuyển trên các cây cầu của các nhà sàn tại làng Chăm Châu Giang và Châu Phong.
dulichbui.org