Bảo tàng Alexandre Yersin - Nơi lưu giữ ngàn vật dụng của vị bác sĩ vĩ đại
Bảo tàng Alexandre Yersin ở Nha Trang là nơi quy tụ hàng ngàn hiện vật gắn với sự nghiệp của bác sĩ - nhà khoa học thiên tài Alexandre Yersin (1863-1943) trong suốt quá trình ông sinh sống và làm việc ở Việt Nam.
Alexandre Yersin là ai?
Yersin tên đầy đủ là Alexandre Émile Jean Yersin. Ông sinh ngày 22/9/1863 tại Aubonne, Thụy Sĩ và mất vào ngày 01/3/1943 tại Nha Trang, Việt Nam. Alexandre Émile Jean Yersin là bác sĩ y khoa và cũng là nhà vi khuẩn học, nhà thám hiểm nổi tiếng trên thế giới. Yersin được cho là người khám phá ra cao nguyên Lâm Viên và cũng là người thành lập nên trường y Đông Dương (tiền thân của trường Đại học Y Hà Nội).
Ông là người nghiên cứu và tìm ra trực khuẩn gây nên bệnh dịch hạch (trực khuẩn này đặt theo tên ông là Yersinia pestis). Yersin là con út của một gia đình có 3 người con gồm Émilie, Franck, và Alexandre. Cha của ông mất khi ông mới chào đời được 3 tuần lễ. Sau đó, mẹ của ông chuyển đến Morges để sinh sống, Yersin cũng theo mẹ đến đây.
Ông quay về Paris xin nhập quốc tịch Pháp (vì lúc đó chỉ có công dân nước Cộng hòa Pháp mới được hành nghề y). Ông gia nhập Viện Pasteur ở Paris được thành lập vào năm 1889 và làm người cộng tác với Roux. Họ cùng khám phá ra độc tố bạch hầu (do trực khuẩn Corynebacterium diphtheriae tạo ra).
Năm 1890, Yersin quyết định rời nước Pháp đến Đông Dương. Ông đến Việt Nam không phải với vai trò là du khách đi du lịch Việt Nam mà là bác sĩ chăm sóc sức khỏe cho hành khách và thủy thủ trên tàu Volga, một tàu hàng tuyến Sài Gòn – Manila.
Trong thời gian này, Albert Calmette, một môn đệ khác của Pasteur, đến Sài Gòn tìm gặp Yersin đề nghị hợp tác trong nỗ lực thành lập Viện Pasteur ở Sài Gòn. Sau đó Yersin được thuyên chuyển sang tuyến hàng hải mới mở Sài Gòn - Hải Phòng, làm bác sĩ trên tàu Saigon trọng tải chỉ bằng nửa tàu Volga, di chuyển dọc bờ biển. Nhờ vậy, nhiều lần ông đi ngang và dừng lại ở Nha Trang, một vịnh biển xinh đẹp, yên tĩnh và đầy nắng. Yersin bị “mê hoặc” bởi cảnh đẹp hoang dã của vùng đất này. Vì thế, năm 1891, Yersin xin thôi việc ở Messageries, quyết định đến sống tại Nha Trang.
Năm 1894, sau khi tìm ra vi khuẩn bệnh dịch hạch tại Hồng Kông, ông trở lại Nha Trang và sinh sống ở chính khu vực này. Ở Nha Trang, ông sống trong ngôi nhà gỗ ở Xóm Cồn và mở phòng khám bệnh miễn phí cho dân nghèo. Ông được xem là bác sĩ người châu Âu đầu tiên hành nghề khám bệnh ở vùng đất này.
Ông nuôi vài con ngựa để phục vụ cho việc thí nghiệm tạo ra huyết thanh đặc hiệu chống lại bệnh huyết thanh. Khoảng năm 1895 – 1896, ông là một trong những người đặt nền móng xây dựng Viện Pasteur Nha Trang và Trại chăn nuôi Suối Dầu với mục đích nghiên cứu điều chế các loại vacxin, huyết thanh cho người và gia súc. Lúc đó, người dân Nha Trang gọi ông là ông Năm (bác sĩ Năm). Ông mất 1943 cũng tại mảnh đất Nha Trang.
Tham quan bảo tàng Alexandre Yersin ở Nha Trang khi du lịch Nha Trang
Hiện tại Nha Trang có một bảo tàng là nơi lưu giữ lại những đồ vật ngày xưa Yersin dùng để làm việc, nghiên cứu. Bảo tàng Alexandre Yersin hiện đặt trên tầng 2 của ngôi nhà nằm trong khuôn viên Viện Pasteur Nha Trang, số 10 Trần Phú, thành phố Nha Trang. Căn phòng này rộng khoảng 100m2 và có khoảng 1.200 quyển sách cùng hơn 50 vật dụng của Yersin trong quá trình nghiên cứu về các lĩnh vực như y khoa, thiên văn, địa lý…
Khu vực trưng bày của bảo tàng có diện tích khoảng 100m2, quy tụ hàng nghìn hiện vật gắn với sự nghiệp của bác sĩ – nhà khoa học thiên tài Alexandre Yersin (1863-1943) khi ông sinh sống và làm việc ở Việt Nam.
Đến tham quan bảo tàng Yersin, du khách sẽ rất ngạc nhiên khi tận mắt nhìn thấy những vật dụng cổ xưa, những trang thiết bị phục vụ cho quá trình nghiên cứu của vị bác sĩ tài ba Yersin. Các vật dụng này gồm nhiều chủng loại, nhiều lĩnh vực từ chiếc đồng hồ Leroy cổ, các bài báo tư liệu, ăng-ten phát tín hiệu morse, máy tính, quả địa cầu đến các dụng cụ đo điện, kính thiên văn và các dụng cụ thí nghiệm độc đáo khác. Điều này minh chứng cho sự thông thái và tình yêu nghiên cứu khoa học của Yersin như thế nào.
Những vật dụng lạ mắt trong chiếc tủ chứa thiết bị khoa học.
Ngoài những vật dụng, dụng cụ nghiên cứu khoa học, phục vụ cho công việc thì khi đến tham quan bảo tàng, du khách sẽ thấy được một bác sĩ Yersin bình dị với tấm lòng khoan dung, độ lượng. Ông cống hiến cuộc đời cho việc nghiên cứu, tìm ra những giải pháp tốt chữa bệnh cho con người trong những điều kiện vật chất vô cùng đơn sơ từ ghế mây, giường, tủ sách, tủ gương đựng quần áo đến những vật dụng đời thường trong nhà.
Không gian sống của nhà khoa học lỗi lạc được tái hiện ở gian giữa bảo tàng.
Nếu có dịp đi du lịch Nha Trang, ghé tham quan bảo tàng Yersin, Quý khách đừng quên xem những bút tích của các du khách đã từng đến đây dành tặng cho nhà khoa học đáng kính này trong Cuốn sổ vàng lưu niệm. Quý khách cũng có thể viết những cảm nghĩ của mình khi đặt chân đến nơi này, tận mắt nhìn ngắm những kỷ vật để lại của Yersin. Tiện đó, Quý khách cũng đừng quên dừng chân ở ngôi mộ của ông ngay tại Suối Dầu (cách Nha Trang khoảng 20km về hướng Nam) để đốt nén hương tưởng nhớ. Khu vực này có không khí trong lành, xanh mát tựa cao nguyên Lâm Viên - Di Linh.
Ấn tượng hơn cả là chiếc kính thiên văn đồ sộ nằm ở một góc phòng.
Đây là nơi Viện Pasteur nuôi ngựa để làm vacxin. Đến đây tham quan, du khách sẽ hiểu vì sao trước đây Yersin đã từng dành rất nhiều tình cảm cho mảnh đất Nha Trang qua lời thư cho một người bạn “Hãy đến đây với tôi, ông sẽ biết ở đây thú vị như thế nào, thời tiết không nóng nhiều, cũng không lạnh lắm, một khung cảnh thanh bình tuyệt đối và nhiều công việc cần làm”.
Phúc Nguyễn (BongTrip.vn tổng hợp)
Làng tre Phú An - Khu bảo tồn tre tự nhiên lớn...
Nằm cách Tp. HCM hơn 35km, Làng tre Phú An không...
Ao Bà Om - Nơi truyền thuyết lưu lại giữa hàng cổ...
Ao Bà Om là một danh thắng bậc nhất của tỉnh Trà...
Thiền viện Trúc Lâm - Thưởng hoa tại thiền viện...
Một không gian rộng lớn, thanh bình giữa biết bao...
Viện Hải dương học - Trung tâm nghiên cứu sinh...
Được biết đến là một cơ sở nghiên cứu khoa học ra...
Cách vệ sinh và bảo quản túi ngủ du lịch
Ngoài việc sở hữu cho mình một sản phẩm chất...