Thiên Hậu Miếu Sa Đéc - Ngôi chùa người Hoa linh thiêng

18/04/2024

Chùa Bà Thiên Hậu ở Sa Đéc có tên đầy đủ là Thất Phủ Thiên Hậu cung, hay còn được gọi là Thiên Hậu Miếu, hay đơn giản là chùa Bà. Chùa do nhóm người Hoa của tỉnh Phúc Kiến ở Sa Đéc xây dựng. Kiến trúc nơi đây mang đậm dấu ấn của người Hoa với lối xây thoáng đãng rộng lớn.

Miếu do nhóm người Hoa của tỉnh Phúc Kiến ở Sa Đéc xây dựng vào năm 1867 để thờ Bà Thiên Hậu Ngươn Quân, được sắc phong đời nhà Hán ở Trung Hoa, là Thiên Hậu Thánh Mẫu hộ quốc, tế dân. Bà có công cứu độ những người đi ghe, thuyền ngoài biển bị sóng gió đánh chìm. Đây là một trong những ngôi Miếu thờ Bà của người Hoa ở miền Tây Nam Bộ được đánh giá là đẹp nhất.

Ngôi chùa có tên đầy đủ là 七府天后宮 - Thất Phủ Thiên Hậu Cung, tọa lạc tại số 143 đường Trần Hưng Đạo, phường 1, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Chùa do nhóm người Hoa của tỉnh Phúc Kiến ở Sa Đéc xây dựng vào năm 1867. Chùa thờ bà Thiên Hậu Ngươn Quân, được sắc phong đời nhà Hán ở Trung Hoa, là Thiên Hậu Thánh Mẫu hộ quốc, tế dân. Bà có công cứu độ những người đi ghe, thuyền ngoài biển bị sóng gió đánh chìm.

Ban đầu, chùa được cất bằng tre lá đơn sơ, trên một khuôn viên chật hẹp. Năm 1886, chùa được trùng tu, mở rộng diện tích, xây gạch, ốp đá, trang trí nguy nga. Hầu hết các nguyên vật liệu để trùng tu ngôi chùa đều được chở từ Trung Quốc sang. Hiện nay, chùa có bốn bang Quảng Đông, Triều Châu, Hẹ, Phước Kiến thay phiên nhau bảo quản và lo khói hương cúng bái. Chùa đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh theo Quyết định số 416/QĐ.UBHC, ngày 10-04-2003 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp.

Kiến trúc ngôi miếu

Ngôi chùa có bố cục theo kiểu chữ Đinh - 丁, trước sau liền nhau, không có sân thiên tỉnh. Mái lợp ngói âm dương tạo gợn sóng. Trên mái nóc trang trí hình lưỡng long tranh châu cùng tượng các vị tiên, Phật trong truyện xưa tích cũ của Trung Hoa. Toàn bộ khung chùa không có kèo chỉ có đòn tay ráp mộng chịu lực trên những cột gỗ tròn. Có 16 hàng cột to dùng để đỡ mái, các cột đều trang trí liễn đối rực rỡ. Trên trần nhà có rất nhiều tranh vẽ về các câu chuyện truyền kỳ của Trung Quốc như: Tam quốc diễn nghĩa, Phong Thần, Đông Chu liệt quốc...

Mặt tiền chánh điện, hai bên cửa ra vào có dòng chữ Hán: 保國 - 安民(Bảo Quốc - An Dân), bên trên là dòng chữ: 七府天后宮- Thất Phủ Thiên Hậu Cung. Chánh điện được trang trí lộng lẫy với nhiều hoành phi nền đỏ chữ vàng. Chánh điện gồm ba gian: gian giữa thờ bà Thiên Hậu Ngươn Quân; gian bên phải thờ bà Kim Huê (bà mẹ sanh); gian bên trái thờ ông Địa và ông Hổ (Bạch Hổ Sơn Thần). Ngoài ra chùa còn thờ Phật Di Đà, Quan Âm Bồ Tát và Quan Thánh Đế Quân.

Lễ hội miếu Bà

Hằng năm, chùa tổ chức lễ lớn vào ngày 23-03 và ngày 09-09, tức ngày sinh và ngày hoá của bà Thiên Hậu. Lễ hội được tổ chức công phu với nhiều nghi thức như: tắm Bà, vía Bà, thỉnh Bà hàng cung.

Lễ tắm Bà được tổ chức rất trang trọng, nơi Bà ngự được quét dọn sạch sẽ, căng màn che lại, hai cô gái được cử vào tắm rửa cho Bà. Người ta nấu nước sôi để nguội rồi đổ vào thau, hái lá bưởi để vào rồi dùng khăn tắm cho Bà. Sau khi tắm Bà xong, người ta lấy nước đó về tắm cho trẻ con để cầu mong nó được khỏe mạnh, nên người.

Lễ vía là lễ quan trọng nhất, thu hút rất đông người đến dự. Người ta mang theo nhang đèn, trà, rượu, gà vịt đã làm sẵn để cúng bái. Cúng xong, có người mang lễ vật về, nhưng cũng có người để lại. Lễ bắt đầu cử hành vào lúc 9 giờ sáng của ngày chính lễ.

Lễ thỉnh Bà hành cung: được cử hành sau lễ vía. Người ta khiêng tượng Bà đi du ngoạn quanh các đường phố. Trong buổi du ngoạn đó, có đại diện Ban trị sự Hội quán, đông đảo bà con người Hoa đi cùng; đoàn ngpời mặc lễ phục, có lọng che, cờ phướn, cờ lệnh, trống kèn... nô nức, nhộn nhịp. Mục đích của chuyến du ngoạn này là để cho Bà xem nhân tình thế thái, cảnh sắc quê hương... Trên đường Bà du ngoạn, có một vài gia đình người Hoa đặt bàn cúng trước nhà nơi Bà đi qua để hộ tống Bà và cũng cầu Bà ban cho phước lộc, tiền tài... Ngày nay, lễ này không được tổ chức nữa.

Trong các ngày lễ hội, khách thập phương cũng như dân làng xung quanh đổ về chùa rất đông. Tất cả đều thành tâm cúng bái, vui chơi, thưởng ngoạn. Ngày vía bà hằng năm thật sự là một ngày hội lớn, là một nét sinh hoạt văn hóa vui tươi không chỉ của cộng đồng người Hoa ở Sa Đéc mà còn là niềm vui chung của các dân tộc ở đây.

Phúc Nguyễn (BongTrip.vn tổng hợp)

Cách vệ sinh và bảo quản túi ngủ du lịch

Ngoài việc sở hữu cho mình một sản phẩm chất...

Mahatup - Ngôi chùa dơi kì bí tại Sóc Trăng

Nằm cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 2,5...

Bãi Tràng - Thiên đường phía bên kia tiểu sa mạc

Bãi Tràng tại Mũi Dinh nằm ở vị trí khá hẻo lánh,...

Bãi Sau - Điểm tuyệt vời để đón ánh bình minh...

Vũng Tàu vốn là nơi tìm đến của những bạn trẻ,...

Đình Bình Thủy - Công trình tâm linh nghệ thuật...

Đình Bình Thủy là một trong số ít các ngôi đình...