Thiền viện Trúc Lâm - Thưởng hoa tại thiền viện lớn nhất Lâm Đồng
Một không gian rộng lớn, thanh bình giữa biết bao loài hoa xinh đẹp, Thiền viện Trúc Lâm là một điểm đến không chỉ dành cho những tín đồ Phật giáo, nơi đây được xây dựng để trở thành một không gian sinh hoạt và thư giãn cho tất cả du khách gần xa. Cùng BongTrip khám phá khu vườn hoa rộng lớn tại Thiền viện nơi đây nhé!
Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt là ngôi thiền viện theo dòng phải Trúc Lâm Yên Tử, Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt ngôi thiền viện lớn nhất Việt Nam tọa lạc trên núi Phượng Hoàng cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 5km về hướng Nam.
Lịch sử
Thiền viện trúc lâm Đà Lạt được khởi công xây dựng từ năm 1993 đến năm 1994 thì hoàn thành. Công trình được thiết kế bởi hai kiến trúc sư là Vũ Xuân Hùng và Trần Đức Lộc, trong đó có sự đóng góp ý kiến quan trọng của cố kiến trúc sư nổi tiếng Ngô Viết Thụ người đã có rất nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng như Dinh độc lập, Chợ Đà Lạt, nhà thờ Phú Cam...Tất cả ý tưởng ban đầu và công việc chọn địa điểm, quy hoạch đều do hòa thượng Thích Thanh Từ quyết định.
Các khu vực
Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt được chia thành 2 khu vực chính: Khu vực ngoại viện và khu vực nội viện tăng, nội viện ni. Khu vực ngoại viện bao gồm các công trình như chánh điện, hồ Tịnh Tâm, Lầu chuông, Gác trống, Tổ đường thờ Đạt Ma Sư Tổ...khu nội viện bao gồm hai khu vực riêng biệt, đây là nơi tu tập của các sư tăng và sư ni tại thiền viện.
Thiền viện trúc Lâm Đà Lạt do hoa thượng Thích Thanh Từ sáng lập nên và đây cũng chính là nơi hòa thượng Thích Thanh Từ sử dụng làm nơi cư ngụ chính, tuy nhiên hiện nay do tuổi già sức yếu, hòa thượng Thích Thanh Từ đã rời Đà Lạt trở về thiền viện Trúc Lâm Vũng Tàu để nghỉ ngơi, tịnh dưỡng. Trụ trì thiền viện trúc lâm Đà Lạt hiện nay là Thượng tọa Thích Thông Phương. Ngài là một trong những cao đệ của Hòa thượng Thích Thanh Từ.
Tọa lạc bên cạnh hồ Tuyền Lâm, từ hồ du khách có thể men theo con đường nhỏ với 140 bậc thang lát đá để xuyên qua các cánh rừng thông bạt ngàn đến với khu thiền viện phía trên. Từ trước vào du khách sẽ đi ngàn qua một cổng tam quan, rồi đi vào khu chánh điện của thiền viện. Khu chánh điện có diện tích 192m vuông, bên trong chánh điện thờ tự đơn giản nhưng mang ý nghĩa quan trọng trong Phật giáo. Trên bàn thờ, ở giữa là tượng phật Thích Ca cao 2m, tay phải cầm hoa sen đưa lên, bên phải đức Phật thích Ca là hình tượng bồ tát Văn Thù cưỡi trên lưng sư tử. Bên trái đức Phật là bồ tát Phổ Hiền cưỡi trên lưng voi trắng có 6 ngà. Phía trên điện thờ là những hình tượng phù điêu với 8 tướng thị hiện của đức Phật và các bao lam, án thờ bằng gỗ được chạm khắc rất công phu. Trần mái của chánh điện được lợp bằng mái ngói men sáng, mái ngói uốn cong thanh thoát, tạo nên nét khiên cung của người Việt, nét thanh thoát của nhà thiền. Bên ngoài sân điện, bên trái của sân là gác trống và bên phải lầu chuông được chạm khắc các hình tượng tinh xảo, bên trong có một quả chuông nặng 1,1 tấn được đúc ở Huế mang vào.
Hồ Tịnh Tâm bên trong khu ngoại viện
Đứng trước thiền viện trúc Lâm Đà Lạt, du khách có thể nhìn xuống hồ Tuyền Lâm soi bóng rừng thông tuyệt đẹp. Phía trước chánh điện, gần lối đi xuống hồ Tuyền Lâm là hồ Tịnh Tâm, đây là một hồ nước nhân tạo được nuôi thả các loài cá và rùa trông rất thanh bình đúng phong cách nhà Phật. Bên cạnh hồ Tịnh Tâm là khu nhà khách dành cho những người mới đến xin tu hành trong một thời gian ngắn sẽ được bố trí ở đây để các sư tăng tiện theo dõi.
Điểm nhấn được yêu thích nhất của khu thiền viện trúc lâm Đà Lạt này đó là vườn hoa phía trước chánh điện, vườn hoa rất đẹp được trồng nhiều loài hoa quý như Thiên Điểu, Sim Úc, Phù Dung...tất cả các loại hoa này đều được các tăng ni sưu tầm và tự ươm trong các khu vườn bên trong khu nội viện.
Vào năm 2015, thiền viện trúc lâm Đà Lạt đã hoàn thiện thêm 2 công trình mang ý nghĩa lớn đó là khu tháp thờ Xá Lợi, khu ngũ lầu thờ tượng phật Thích Ca được làm từ ngọc bích và vàng do các phật tử Thái Lan dâng tặng. Để đến đây từ trung tâm thành phố Đà Lạt, bạn chạy thẳng đường Triệu Việt Vương là đến thiền viện trúc lâm.
Thông tin Thiền viện Trúc Lâm
- Địa chỉ: Trúc Lâm Yên Tử, Phường 3, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng
- Thời gian mở cửa: từ 7 giờ sáng đến 17 giờ chiều.
Cáp treo thiền viện trúc lâm Đà Lạt
Có một điều đặc biệt nhất của Thiền Viện Trúc Lâm mà không điểm du lịch đà lạt nào có được đó chính là hệ thống cáp treo nối từ khu du lịch Cáp Treo đi thẳng tới Thiền Viện. Giá đi 1 chiều là 50.000đ đi 2 chiều là 70.000đ
Các lưu ý khi đến Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt
Do thiền viện là chốn tôn nghiêm nên khi đến tham quan quý khách cần lưu ý những điều sau:.
- Không được buôn bán trong khu vực Thiền Viện.
- Mặc quần áo, váy ngắn không được vào.
- Khi đến Chánh điện bạn phải bỏ giày dép ở ngoài và không được quay phim chụp hình.
- Các khu vực nội tăng và nội ni quý khách không được vào tham quan.
- Đến Thiền viện bằng xe máy bạn sẽ được giữ xe miễn phí.
- Nếu trong đoàn có người già yếu bạn nên cho họ đi xuống hồ Tuyền Lâm bằng ô tô không nên đi bộ bằng 140 bậc tam cấp.
Vậy chọn chiếc xe nào để đi Thiền viện Trúc Lâm?
Để đến Thiền viện Trúc Lâm, bạn phải vượt dốc một đoạn khá dài và lâu nếu kẹt xe, nên BongTrip tin những chiếc xe gầm cao với động cợ mạnh mẽ là lựa chọn hoàn hảo nhất. Những chiếc SUV đáng để bạn lựa chọn có thể kể đến là Toyota Innova, Toyota Fortuner, Ford EcoSport,...vv
Nếu vẫn còn băn khoăn chiếc xế nào đủ mạnh mẽ để bạn chở người yêu đi du lịch, hay chiếc nào phù hợp cho gia đình lớn của bạn, đừng ngần ngại liên hệ đến số hotline hoặc truy cập website của BongTrip chúng tôi để được tư vấn thật chính xác nhé!
Chọn một chiếc xe tại BongTrip để cùng ngắm những cảnh quan thơ mộng tại Đà Lạt thôi!
Phúc Nguyễn (BongTrip.vn tổng hợp)
Bãi Tranh - Vẻ đẹp bình dị của bức họa đá và cát
Được bao bọc bởi một triền núi hoang sơ và vô vàn...
Chợ đêm Nha Trang - Nhộn nhịp thành phố biển về...
Hãy cùng chúng tôi chia sẻ những kinh nghiệm khi...
Châu Thới Sơn Tự - Ngôi chùa 400 năm trên đỉnh...
Với những ai yêu thích du lịch tâm linh và ngắm...
Cầu Vàm Cống - Nút thắt giao thông của vùng đất...
Là ước mơ của người dân Miền Tây, cầu văng dây...
Thác Chapơr - Mái tóc dịu dàng giữa rừng bằng...
Thác Chapơr hay Chaper được ví như một nàng tiên...