Chùa Vạn Linh - Công trình tôn giáo khổng lồ bên sườn Cấm

13/07/2023

Là một trong bảy ngọn núi nổi tiếng của Thất Sơn, chùa Vạn Linh tọa lạc ở độ cao 550 m và sở hữu 3 ba ngôi tháp uy nghi trong khuôn viên. Lưng chùa tựa núi, mặt chùa hướng về hồ Thủy Liêm, tạo nên một phong cảnh sơn thủy hữu tình tuyệt đẹp.

Chùa Vạn Linh tọa lạc dưới chân Vồ Bồ Hông (cao trên 700 m), bên hồ Thủy Liêm; nay thuộc địa phận ấp Vồ Đầu, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang (Việt Nam). Đây là một danh lam, danh thắng được nhiều người đến chiêm bái và thăm viếng.

Chùa Vạn Linh - Công trình tôn giáo khổng lồ bên sườn Cấm - BongTrip.vn

Lịch sử ngôi chùa

Năm 1927, sau mùa An cư , Hòa thượng Thích Thích Thiện Quang xin với thầy là Hòa thượng Thích Chí Thiền [ở Phi Lai cổ tự (Châu Đốc) lên núi Cấm ẩn tu, và được chấp thuận. Bảo tháp chùa Vạn Linh Đến nơi, sư Thiện Quang dựng lên một am thờ Phật bằng tre, lá đơn sơ (nên chùa Vạn Linh còn được gọi là chùa Lá) để chuyên tu và trị bệnh cho người dân quanh vùng. Khi số đệ tử quy tụ về đông hơn, năm 1941, Hòa thượng Thích Thiện Quang cho khởi công trùng tu ngôi chánh điện khang trang hơn, mái lợp ngói, đến 1943 thì hoàn thành, và đặt tên là chùa Vạn Linh.

Chùa Vạn Linh - Công trình tôn giáo khổng lồ bên sườn Cấm - BongTrip.vn

Năm 1945, chiến tranh Việt-Pháp bùng nổ. Sợ đối phương lập căn cứ ở đây, nên chính quyền thực dân Pháp ra lệnh không cho dân ở trên núi Cấm nữa. Vì vậy, Hòa thượng Thích Thiện Quang phải dẫn các đồ đệ xuống núi, và sau đó đến tu ở chùa Linh Bửu thuộc vùng Cầu Bông, Sài Gòn. Năm 1953, Hòa thượng Thích Thiện Quang viên tịch. Năm 1954, đất nước tạm yên, Trưởng đệ tử của Hòa thượng Thích Thiện Quang là Hòa thượng Thiện Thành lúc bấy giờ đang tu ở núi Kỳ Hương gần tổ đình Phi Lai (Châu Đốc), bèn cùng với một tăng chúng trở về núi Cấm. Vì nạn binh lửa, chùa cũ đã đổ nát, Hòa thượng Thiện Thành liền cho dựng tạm một ngôi chùa bằng cây lá để có nơi tu hành. Năm 1958, nhờ một số Phật tử ở Sài Gòn phát tâm ủng hộ tiền của, Hòa thượng Thiện Thành đã cho khởi công trùng tu kiên cố: cột bê tông, tường xây, mái ngói; đến năm 1960 thì xong. Vài năm sau, chiến tranh lại nổ ra. Năm 1967, theo lệnh của chính quyền tỉnh lúc bấy giờ, người dân lại tản cư xuống núi. Chung số phận, Hòa thượng Thiện Thành cùng tăng chúng đành phải về Tổ đình Phi Lai (Châu Đốc) nương náu.

Năm 1970, Hòa thượng Thiện Thành được cử giữ chức Trụ trì tổ đình Phi Lai. Sau tháng 4 năm 1975, chiến tranh kết thúc. Thấy chùa Vạn Linh lại đổ nát vì bom đạn, Hòa thượng Thiện Thành định cho xây dựng lại, nhưng vì lúc ấy tình hình hãy còn phức tạp, nên không thực hiện được. Năm 1992, Hòa thượng Thiện Thành mất vì bệnh.

Năm 1993, ông Lâm Cáo Kia, một đệ tử cư sĩ của Hòa thượng Thích Thiện Quang, đã đến thỉnh cầu Hòa thượng Thích Trí Tịnh (cũng là đệ tử Hòa thượng Thích Thiện Quang) lập lại chùa Vạn Linh, và được nhận lời. Sau khi được phép của ngành chức năng, ngày mùng 6 tháng 8 (âm lịch) năm 1995, chùa Vạn Linh được khởi công xây dựng lại với quy mô lớn, kiên cố và đẹp đẽ, bằng xi măng cốt thép, trên lớp ngói sứ cao cấp, gồm: chánh điện, bảo các, lầu chuông, tháp Tổ, v.v… trên một diện tích khoảng 6 ha. Lần này, người đứng ra phụ trách việc xây dựng ngôi chùa là Thượng tọa Thích Hoằng Tri. Ngày 24 tháng 11 (âm lịch) năm 2003, Lễ An vị các tượng Phật được tổ chức vào ngày lễ giỗ Hòa thượng Khai Sơn (Thích Thiện Quang), đánh dấu một chặng dài gian khổ xây dựng chùa Vạn Linh, bởi địa hình phức tạp, đường núi gập ghềnh cheo leo, mọi phương tiện đều thiếu thốn, v.v… Vào ngày 23 và 24 tháng 11 (âm lịch) hàng năm nơi đây đều có tổ chức lễ giỗ Hòa thượng Khai Sơn rất long trọng.

Kiến trúc đặc biệt của ngôi chùa Vạn Linh

Chánh điện Chùa Vạn Linh nằm trên một sườn núi thoai thoải, có hoa kiểng tươi tốt quanh năm, tạo nên một phong cảnh vừa thơ vừa thiền. Công trình được thiết kế theo lối kiến trúc cổ truyền của chùa chiền phương Đông. Phía trước tiền đường là ba ngôi tháp uy nghi: Ở giữa là Bảo các Quan Âm gồm 9 tầng, cao 35 m. Ngoài tầng trên cùng thờ Xá lợi Phật, các tầng còn lại thờ các vị Phật (tượng bằng đá cẩm thạch trắng, cao lớn bằng người thật): tầng 7 thờ Phật Thích Ca, tầng 6 thờ Bồ Tát Quán Thế Âm, tầng 5 thờ Bồ Tát Đại Thế Chí, tầng 4 thờ Bồ Tát Văn Thù, tầng 3 thờ Bồ Tát Phổ Hiền, tầng 2 thờ Bồ Tát Địa Tạng, tầng 1 thờ Bồ Tát Di Lặc, tầng trệt đặt tượng Bồ Tát Quán Âm. Bên phải là Tháp Hòa thượng khai sơn Thích Thiện Quang, cao 3 tầng. Tầng giữa là nơi an trí di cốt của Hòa thượng được đưa về từ chùa Huệ Nghiệm ở An Dưỡng Địa (TP. HCM) Bên trái là Tháp chuông hình bát giác, gồm 2 tầng: tầng trệt có tượng Phật Quan Âm thiên thủ thiên nhãn (tượng cỡ nhỏ bằng đá cẩm thạch trắng). và treo quả đại hồng chung nặng 1,2 tấn, tầng trên thờ Phật A-mi-đà (tượng có kích cỡ lớn hơn tượng Quan Âm nơi tầng trệt, cũng bằng đá cẩm thạch trắng). Phần Chánh điện là một tòa nhà rộng lớn. Điện Phật được bày trí tôn nghiêm.

Chùa Vạn Linh - Công trình tôn giáo khổng lồ bên sườn Cấm - BongTrip.vn

Chùa Vạn Linh - Công trình tôn giáo khổng lồ bên sườn Cấm - BongTrip.vn

Chính giữa tôn trí bảo tượng đức Phật Thích Ca thiền định. Tượng bằng đá nguyên khối, nặng 2 tấn. Hai bên tượng đức Phật đặt hai phù điêu Bồ Tát Quán Thế Âm và Bồ Tát Địa Tạng. Phía trước điện Phật đặt hai phù điêu Hộ Pháp và Tiêu Diện. Phần hậu điện, có phù điều Tổ Bồ-đề-đạt-ma. Tất cả đều được tạc bằng đá quý. Tuy nhiên, năm 2011, để cho Chánh điện chùa Vạn Linh được hài hòa với các công trình chung quanh, tòa nhà này đã được di dời ra phía sau (và trở thành nhà Hậu Tổ), để nhường chỗ cho một công trình to rộng khác đang được xây dựng, gồm hai tầng: tầng trệt có diện tích 25 m x 35 m, sẽ dùng làm Giảng đường; tầng lầu có diện tích 26,8 m x 36,8 m, sẽ dùng làm Chánh điện.

Chùa Vạn Linh - Công trình tôn giáo khổng lồ bên sườn Cấm - BongTrip.vn

Đến đầu năm 2014 chánh điện cơ bản đã hoàn thành, cũng là lúc Cố Hòa thượng Thích Trí Tịnh an nhiên thị tịch (28/02/Giáp Ngọ). Cho đến ngày 28 tháng 1 năm Bính Thân, nhân Lễ Tiểu tường Cố Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh, chư Tôn Giáo phẩm, chư Tôn Đức Tăng Ni đã thiết lễ An Vị Phật - Lạc thành ngôi chánh điện mới, chính thức đi vào sinh hoạt. Tiếp theo đó, các công trình Khu nội viện, trai đường, nhà bếp, Tháp vọng Phù Thi cũng được thành tựu như nguyện.

Chùa Vạn Linh - Công trình tôn giáo khổng lồ bên sườn Cấm - BongTrip.vn

Hiện tại, chư Tăng chùa Vạn Linh đang thi công công trình Tứ Động Tâm và Vạn Linh Kỷ Niệm Đường, hứa hẹn đây sẽ là một công trình tâm linh xứng tầm tại địa phương.

Một số lưu ý khi tham quan chùa Vạn Linh

Du khách khi đến tham quan chùa Vạn Linh ở An Giang thì nên lưu ý một số điều sau:

  • Ngoài các ngày lễ lớn của đạo Phật, chùa Vạn Linh có tổ chức lễ giỗ Hòa thượng Khai sơn (Thích Thiện Quang) vào ngày 23 và 24 tháng 11 (Âm lịch) hàng năm. Ngày lễ này được tổ chức rất trọng thể và linh đình. Du khách có thể kết hợp du lịch núi Cấm và viếng cảnh chùa vào ngày lễ này để trải nghiệm không khí đông vui, nhộn nhịp ở đây.
  • Gần chùa Vạn Linh có chùa Phật Lớn cũng nổi tiếng ở khu vực Bảy Núi. Chùa Phật Lớn nằm trên một đỉnh khác của núi Cấm. Chùa có tượng Phật Di Lặc đã được Tổ chức Kỷ lục Thế giới Guinness công nhận là “Tượng Phật cao nhất trên đỉnh núi châu Á”. Tượng Phật Di Lặc ở đây cao 33,6m. Du khách viếng cảnh chùa Vạn Linh xong có thể đi đến chùa Phật Lớn khá thuận tiện.
  • Trước khu vực chùa Vạn Linh có nhiều xe ôm và người bán hàng rong chèo kéo. Du khách nên cân nhắc khi nghe các thông tin từ những người xe ôm này. Tốt nhất là nên tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn để tránh bị chặt chém. Khi quyết định đi xe ôm, du khách nên hỏi giá kỹ càng.
  • Du khách có thể nghỉ lại ở các nhà nghỉ xung quanh chùa Vạn Linh và chùa Phật Lớn. Đặc sản ăn uống ở đây là bánh xèo rau rừng. Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ du lịch ở khu vực này chưa cao.

Phúc Nguyễn (BongTrip.vn tổng hợp)

Du lịch sinh thái Thủy Châu - Điểm xanh lý tưởng...

Chỉ cách trung tâm Sài Gòn 20 km, Khu du lịch...

Chùa Âng - Một tuyệt tác kiến trúc Kh’mer nghìn...

Có lịch sử hình thành từ năm 990, chùa Âng là một...

Vườn cò Bằng Lăng - “Vương quốc” cò của miền Tây

Vườn cò Bằng Lăng mang đến một khung cảnh bình...

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê - Ngôi biệt thự nổi danh...

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê là công trình kiến trúc độc...

Hải đăng Vũng Tàu - Biểu tượng của thành phố biển

Là một trong những hải đăng lâu đời của Việt Nam,...