Tháp Po Sah Inư - Dấu tích huy hoàng của vương quốc Chămpa
Tháp Po Sah Inư là một quần thể kiến trúc có giá trị nghệ thuật và văn hóa sâu sắc. Nơi đây thể hiện một phần lịch sử về thời kì hưng thịnh của vương quốc Chăm cổ xưa. Ngày nay, quần thể tháp trở thành điểm tham quan hấp dẫn của du khách thập phương khi đến với thành phố Phan Thiết.
Một công trình kiến trúc cổ xưa
Tháp Po Sah Inư còn có tên gọi khác là Tháp Chăm Phố Hài. Tọa lạc trên đồi Bà Nài, thuộc phường Phú Hài. Cách trung tâm thành phố Phan Thiết 7km, du khách mất gần 30 phút nếu di chuyển bằng xe máy.
Tháp được xây dựng vào cuối thế kỷ VIII, cách đây hơn 1.200 năm. Với mục đích thờ thần Shiva – vị Thượng đế tối cao theo quan niệm của Ấn Độ giáo. Trong văn hóa Chămpa họ hết mực sùng bái và tôn kính vị thần này.
Vào thế kỷ XV, người Chăm đã xây dựng thêm các đền thờ xung quanh tạo thành một quần thể tháp. Nhằm ghi nhớ công ơn của công chúa Po Sah Inư, người đã chỉ dẫn họ trồng lúa nước, dệt vải thổ cẩm, chăn nuôi,…
Vào cuối thế kỷ XX, trong một cuộc khai quật khảo cổ, người ta đã phát hiện một đền thờ lớn nhưng bị chôn vùi cách đây 300 năm. Khó ai có thể lý giải điều này, nhưng cũng đã phần nào cho ta thấy tại đây đã từng hình thành nên những công trình kiến trúc vô cùng đặc sắc và ý nghĩa.
Dấu ấn của kiến trúc cổ Chămpa
Quần thể Tháp Po Sah Inư được xây dựng theo phong cách kiến trúc Hòa Lai. Đây là kiểu kiến trúc độc đáo và riêng biệt của người Chăm. Tháp được làm từ gạch nung và được kết dính với nhau một cách đặc biệt, rắn chắc qua hàng chục thế kỷ.
Cấu trúc của tháp hầu hết đều được mở rộng phía trên và thon hình nụ hoa. Không gian bên trong tháp sẽ nhỏ và để một bệ thờ. Cửa duy nhất được thiết kế về hướng Đông. Kiến trúc của tháp cũng thể hiện sự công phu và điêu luyện trong nghệ thuật chạm khắc và đẽo gọt của người Chăm. Khi phỏng lại hình các vị thần, loài vật trên mặt tường ngoài của tháp.
Hiện nay tại quần thể này có 3 tháp, được gọi lần lượt là Tháp A, B, C. Riêng tháp A có 4 tầng cao 16m, nơi đây thờ biểu tượng sinh lực khí Linga – Yoni (biểu tượng cơ quan sinh dục nam – nữ). Thể hiện khát vọng sinh sôi và phát triển của người Chăm. Còn lại tháp B thờ bò thần Nandi và tháp C là nơi thờ thần Lửa. Đây đều là những vị thần có ý nghĩa quan trọng trong văn hóa Chămpa.
Lễ hội đặc sắc ở Tháp Po Sah Inư
Vào ngày 1 tháng 7 hằng năm, theo lịch Chăm (cuối tháng 9, đầu tháng 10 dương lịch). Tại đây sẽ diễn ra lễ hội Kate, lễ hội lớn nhất trong năm của cộng đồng người Chăm ở Tháp Pô Sah Inư. Nếu du khách đến vào dịp này sẽ được chứng kiến những nghi thức vô cùng long trọng. Và thưởng thức những tiết mục nghệ thuật đặc sắc.
Trải nghiệm khi khám phá Tháp Po Sah Inư
Tham quan Tháp Po Sah Inư du khách sẽ mua vé vào cổng với giá 10.000đ – 15.000đ/ người. Vé gửi xe máy chỉ 2.000đ thôi.
Bước đến đây bạn sẽ bị cuốn hút bởi những lớp gạch đỏ dù đã ngả màu cũ kỹ nhưng lại đem đến nét cổ xưa đầy bí ẩn. Ngoài những tháp lớn – nhỏ sừng sững trước gió sương thì ở đây còn được tôn tạo hành lang, bậc thềm cho lối lên trở nên dễ dàng và đẹp mắt.
Từ Tháp Po Sah Inư bạn sẽ được nhìn ngắm khung cảnh biển Phan Thiết ở xa xa. Và dạo bước trong khuôn viên đầy những cây hoa giấy nở rộ và có cả màu tím đặc trưng của hoa bằng lăng nữa. Có khi sẽ được chiêm ngưỡng những sản phẩm thủ công mỹ nghệ vô cùng tinh tế của người Chăm được trang trí và trưng bày tại đây. Du khách có thể mua về làm quà.
Nguồn: puolotrip.com
Chùa Linh Phước - Đỉnh cao nghệ thuật khảm sành...
Với nét kiến trúc đậm đà bản sắc Á Đông trong...
Đồng cừu Suối Nghệ - Trại cừu thơ mộng tựa thảo...
Đồng cừu Suối Nghệ với khung cảnh cỏ mọc xanh...
Đồi Cát Bay - Mênh mông chân trời tựa tranh vẽ
Mặc dù loại địa hình hoang mạc này khá phổ biến ở...
Tháp Hòa Lai - Công trình 1000 năm của người Chăm...
Công trình kiến trúc nghệ thuật đền tháp Hòa Lai...
Đình Bình Thủy - Công trình tâm linh nghệ thuật...
Đình Bình Thủy là một trong số ít các ngôi đình...