Chợ Sa Đéc - Cầu nối giao thương lâu đời của Đồng Tháp

25/04/2024

Chợ Sa Đéc họp nhóm ven sông, xung quanh có nhiều kênh rạch nối liền vùng này với vùng khác. Nơi đây chuyên bán sỉ, là chợ đầu mối lớn nhất trong vùng suốt 3 thế kỉ nay. Mở từ sáng đến tận khuya, chắc chắn không khí nhộn nhịp và những con người nhiệt thành sẽ khiến bạn phải mua về những món đặc sản.

Từ xưa, Sa Đéc đã nổi tiếng là một thị tứ đông đúc, trong đó, chợ Sa Đéc xưa đã tạo thành một đô thị phồn hoa nhờ hoạt động mua bán tấp nập. Ngày nay, Sa Đéc được biết đến là “thủ phủ hoa” lớn nhất miền Tây. Về thứ hạng, Sa Đéc nằm trong danh sách 50 đô thị hàng đầu Việt Nam trên tổng số 833 đô thị hiện hữu.

Nằm ở vị trí trung tâm thành phố, chợ Sa Đéc có 1.200 hộ kinh doanh, với hơn 1.500 quầy, sạp kinh doanh, được xem là một trong những đầu mối lưu thông, phân phối hàng hóa lớn nhất của tỉnh Đồng Tháp.Chợ Sa Đéc nhóm ven sông, thuận lợi việc mua bán, xung quanh có nhiều kênh rạch nối liền vùng này với vùng khác; có con sông Tiền ăn lên tận Nam Vang – Sài Gòn.

Ngôi chợ khởi nguồn cho sự thịnh vượng của Sa Đéc

Sa Đéc vốn đã rất nổi tiếng về sự hưng thịnh của mình từ khi mới thành lập. Trịnh Hoài Đức trong Gia Định thành thông chí nói Sa Đéc (Đồng Tháp) là vùng "lưu thông quán khái" (sông sâu nước chảy), đất đai phì nhiêu, giao thông thủy tiện lợi, nối liền hai miền Tiền và Hậu Giang". Lần hồi, với vị trí địa lý đặc biệt của mình, "Sa Đéc vừa là trung tâm sản xuất vừa là trung tâm thu gom, tập kết lúa gạo, lâm thủy sản và hàng hóa khác của địa phương, rồi dùng phương tiện vận tải thủy, chuyên chở lên bán tận Sài Gòn, Nam Vang và nhiều nơi khác, rồi thu mua hàng hóa ở các nơi này, chở về bán lại cho địa phương nhà".

Trong Đại Nam nhất thống chí có ghi: Chợ Vĩnh Phúc tục gọi chợ Sa Đéc ở phía đông lỵ sở huyện Vĩnh An, chợ và phố ở ven sông liên tiếp với nhau dài đến năm dặm, dưới sông là trúc gác lên(hiểu là làm nhà bè trên tre) cửa nhà la liệt thành hàng hoặc mua bán tơ lụa và đồ dùng, hoặc mua bán dầu trám, dầu rái, nguyên liệu chính làm nghề xăm trét ghe thuyền, than gỗ chủ yếu làm nghề gốm thô, gạch ngói, mây tre, muối mắm, trên bờ và giữa sông hàng hóa san sát thật là nơi phồn hoa .

Cho đến những năm đầu thế kỉ XX, con đường bộ huyết mạch nối liền Sài Gòn – Hà Tiên được thông thương thì lại nằm kế bên chợ Sa Đéc. Trong khi đó, những con đường trải nhựa, rải đá, đường nông thôn cũng được mở rộng khắp các vùng ven, nội thị Sa Đéc, đã làm cho chợ Sa Đéc trở thành chợ bán buôn, bán sỉ, chợ đầu mối lớn nhất trong vùng để từ đây hàng hóa, nông sản, ngư cụ, hoa trái… đủ loại được đưa đi khắp Nam kỳ lục tỉnh, sang tận các nước bạn trong toàn cõi Đông Dương.

Nhà lòng chợ được dựng vào cuối thế kỉ XIX, với khung thép chắn chắn, kiến trúc khá độc đáo, đậm dấu ấn văn hóa phương Đông có tiếp thu và chọn lọc kiến trúc phương Tây. Trải qua những thăng trầm của lịch sử với bao biến cố của thời cuộc… cho đến những năm cuối thế kỉ XX, nhà lồng chợ được xây dựng lại nhưng vẫn mô phỏng để giữ những đường nét xưa của chợ Sa Đéc đã một thời hằng sâu ký ức của nhiều người thuộc nhiều thế hệ.

Phúc Nguyễn (BongTrip.vn tổng hợp)

Khu du lịch Xẻo Quít - Nghỉ mát trong khu di tích...

Nằm cách trung tâm thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng...

Đình Long Thanh - Nét đẹp trang nghiêm của kiến...

Nói đến những công trình kiến trúc cổ tại Vĩnh...

Phan Thiết mưa rơi, ghé chơi 7 quán cà phê chất...

Phan Thiết có gì ngoài nắng, gió và cát? Nếu đang...

Khu du lịch đồi Tức Dụp - Điểm vừa chơi vừa học...

Hòa mình vào thiên nhiên xanh mát, hoài niệm về...

Chùa Vạn Linh - Công trình tôn giáo khổng lồ bên...

Là một trong bảy ngọn núi nổi tiếng của Thất Sơn,...